VĂN PH̉NG CHÍNH PHỦ

___________

Số: 474/TTr-VPCP

CỘNG HOÀ XĂ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

___________________________

Hà Nội, ngày 20 tháng 01 năm 2008

TỜ TR̀NH

Về việc ban hành Nghị định quy định chức năng,

 nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn pḥng Chính phủ

Kính gửi:

 Thủ tướng Chính  phủ

Thực hiện Nghị quyết số 45/2007/NQ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ về kế hoạch thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ khóa XII, Văn pḥng Chính phủ xây dựng dự thảo Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn pḥng Chính phủ thay thế Nghị định số 18/2003/NĐ-CP (sau đây gọi tắt là dự thảo Nghị định) và xin tŕnh Chính phủ xem xét, quyết định:

I. SỰ CẦN THIẾT

1. Thực trạng hoạt động của Văn pḥng Chính phủ theo Nghị định số 18/2003/NĐ-CP trong nhiệm kỳ vừa qua:

Theo quy định tại Điều 30 của Luật Tổ chức Chính phủ năm 2001, Văn pḥng Chính phủ là cơ quan ngang bộ, là bộ máy giúp việc của Chính phủ - cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng ḥa xă hội chủ nghĩa Việt Nam.

Trong những năm qua, Văn pḥng Chính phủ đă có nhiều đóng góp quan trọng giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ "thống nhất quản lư việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xă hội, quốc pḥng, an ninh và đối ngoại của Nhà nước; bảo đảm hiệu lực của bộ máy Nhà nước từ trung ương đến cơ sở; bảo đảm việc tôn trọng và chấp hành Hiến pháp và pháp luật; phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm ổn định và nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân" (Điều 109 Hiến pháp năm 1992 sửa đổi); tham mưu tổng hợp, tŕnh Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành các cơ chế, chính sách, văn bản chỉ đạo điều hành, có ư kiến thẩm tra, đánh giá độc lập để Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định ban hành hàng ngàn văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền và tŕnh Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua hàng trăm dự án, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết; góp phần quan trọng trong việc h́nh thành hệ thống pháp luật đáp ứng với yêu cầu xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xă hội chủ nghĩa, hội nhập khu vực và quốc tế, xây dựng nhà nước pháp quyền xă hội chủ nghĩa Việt Nam.

Ngoài công tác tham mưu giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định cơ chế, chính sách, Văn pḥng Chính phủ c̣n tham mưu Thủ tướng Chính phủ xử lư các công việc thường xuyên thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ do các cơ quan, tổ chức, cá nhân kiến nghị hoặc những vụ việc bức xúc do báo chí nêu. Văn pḥng Chính phủ tổ chức tốt công tác hậu cần, bảo đảm vật chất, kỹ thuật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Tuy vậy, quá tŕnh thực hiện Nghị định số 18/2003/NĐ-CP bộc lộ những thiếu sót, cần khắc phục, đó là:

- Phân định chưa rơ chức năng, nhiệm vụ của Văn pḥng Chính phủ trong tham mưu tổng hợp, giúp việc cho Chính phủ và trực tiếp tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ trong chỉ đạo, điều hành.

- Chưa có quy định cụ thể nhiệm vụ tham mưu, giúp Thủ tướng Chính phủ trong kiểm tra thực hiện các văn bản pháp luật, văn bản chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Văn pḥng Chính phủ cũng chưa thực hiện tốt nhiệm vụ trên.

- Cơ cấu tổ chức của một số đơn vị c̣n thiếu hợp lư, chưa có các quy định về công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ.

- Công tác tuyển dụng, sử dụng, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ, công chức c̣n bất hợp lư, cần sửa đổi, bổ sung để phù hợp với nhiệm vụ được giao.

2. Những yêu cầu và căn cứ soạn thảo Nghị định thay thế Nghị định số 18/2003/NĐ-CP

a) Yêu cầu

- Văn pḥng Chính phủ phải là bộ máy tham mưu, giúp việc có hiệu quả và chất lượng cao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới, hội nhập kinh tế quốc tế.

- Kế thừa về các tổ chức theo quy định tại Nghị định số 18/2003/NĐ-CP; đồng thời sắp xếp lại hợp lư, giảm mạnh đầu mối.

- Giảm bớt thủ tục, giảm bớt chồng chéo, đảm bảo quy tŕnh, thủ tục giải quyết công việc nhanh, hiệu quả, nâng cao trách nhiệm của từng đơn vị và từng cán bộ, công chức.

b) Căn cứ

- Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 Khóa X đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lư hành chính của bộ máy nhà nước.

- Luật Tổ chức Chính phủ năm 2001 và các văn bản pháp luật khác có liên quan.

- Đề án cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XII, Quy chế làm việc của Chính phủ và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về phân công nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ.

- Ư kiến chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Thông báo số 39/TB-VPCP ngày 06 tháng 3 năm 2007 của Văn pḥng Chính phủ và cuộc họp với Văn pḥng Chính phủ và các Bộ có liên quan ngày 02 tháng 11 năm 2007 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn pḥng Chính phủ.

II. QUÁ TR̀NH SOẠN THẢO NGHỊ ĐỊNH

1. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn pḥng Chính phủ Quyết định thành lập Ban Soạn thảo và Tổ biên tập dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 18/2003/NĐ-CP. Thành phần Ban Soạn thảo gồm: lănh đạo Văn pḥng Chính phủ, các cục, vụ, đơn vị và mời đại diện của Bộ Nội vụ và Bộ Tư pháp cùng tham gia.

2. Ban Soạn thảo và Tổ biên tập đă chuẩn bị dự thảo Tờ tŕnh, dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 18/2003/NĐ-CP và đă 03 lần xin ư kiến của lănh đạo Văn pḥng Chính phủ, 02 lần xin ư kiến của Thường vụ Đảng ủy cơ quan. Đồng thời, đă gửi xin ư kiến bằng văn bản của các vụ, cục, đơn vị trực thuộc Văn pḥng Chính phủ và các đồng chí nguyên là lănh đạo Văn pḥng Chính phủ qua các thời kỳ.

3. Văn pḥng Chính phủ cũng đă tổ chức 02 cuộc họp với Lănh đạo Bộ và lănh đạo cấp vụ của Bộ Nội vụ và Bộ Tư pháp; đồng thời Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng đă có 02 phiên họp với Lănh đạo Văn pḥng Chính phủ (ngày 02 tháng 11 năm 2007 và ngày 16 tháng 01 năm 2008) cho ư kiến về việc hoàn thiện nội dung của dự thảo Tờ tŕnh, dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 18/2003/NĐ-CP.

III. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA DỰ THẢO NGHỊ ĐỊNH THAY THẾ NGHỊ ĐỊNH SỐ 18/2003/NĐ-CP

Dự thảo Nghị định gồm có 5 điều, như sau:

1. Về vị trí, chức năng (Điều 1)

a) Văn pḥng Chính phủ là cơ quan ngang bộ, là bộ máy giúp việc của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ như quy định của Nghị định số 18/2003/NĐ-CP và quy định tại Điều 3 của Luật Tổ chức Chính phủ năm 2001.

b) Văn pḥng Chính phủ có chức năng tham mưu tổng hợp, giúp Chính phủ tổ chức các hoạt động chung của Chính phủ; tham mưu tổng hợp, giúp Thủ tướng Chính phủ (bao gồm các Phó Thủ tướng Chính phủ) chỉ đạo, điều hành các hoạt động chung của bộ máy hành chính nhà nước; đảm bảo thông tin, phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và cung cấp thông tin cho công chúng theo quy định của pháp luật; bảo đảm các điều kiện vật chất và kỹ thuật cho hoạt động của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Dự thảo Nghị định mới tập trung làm rơ chức năng tham mưu tổng hợp, giúp Chính phủ trong tổ chức các hoạt động chung của Chính phủ và bổ sung thêm chức năng bảo đảm thông tin, phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và cung cấp thông tin cho công chúng theo quy định của pháp luật.

2. Về nhiệm vụ, quyền hạn (Điều 2)

a) Dự thảo Nghị định mới kế thừa các nhiệm vụ, quyền hạn của Văn pḥng Chính phủ theo quy định tại Nghị định số 18/2003/NĐ-CP; đồng thời bổ sung thêm một số điểm mới sau đây:

- Tham mưu, tổng hợp giúp Chính phủ:

+ Tổng hợp, phân tích, có ư kiến đánh giá độc lập đối với các đề án, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, các báo lớn theo chương tŕnh công tác của Chính phủ và các công việc khác do bộ, ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức liên quan tŕnh Chính phủ;

+ Phối hợp với các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các cơ quan, tổ chức liên quan trong việc hoàn chỉnh các đề án, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định theo Quy chế làm việc của Chính phủ.

+ Tổ chức nghiên cứu, xây dựng các đề án, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật theo chương tŕnh công tác của Chính phủ được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao.

- Tham mưu tổng hợp, giúp Thủ tướng Chính phủ:

+ Tổng hợp, phân tích, có ư kiến đánh giá độc lập đối với các đề án, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật theo Chương tŕnh công tác của Thủ tướng Chính phủ do các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức liên quan tŕnh thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

+ Chủ tŕ, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức có liên quan hoàn chỉnh thủ tục, hồ sơ và dự thảo văn bản cần ban hành để tŕnh Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định đối với công việc thường xuyên khác.

+ Tổ chức nghiên cứu, xây dựng đề án, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật theo chương tŕnh công tác của Thủ tướng Chính phủ, được Thủ tướng Chính phủ giao.

+ Chủ tŕ, soạn thảo, biên tập hoặc chỉnh sửa lần cuối các dự thảo báo cáo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bài phát biểu quan trọng của Thủ tướng Chính phủ;

+ Giúp Thủ tướng Chính phủ kiểm tra việc thực hiện văn bản và công việc thuộc thẩm quyền kiểm tra của Thủ tướng Chính phủ ở các bộ, ngành, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cơ quan, tổ chức liên quan để báo cáo và kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ các biện pháp cần thiết nhằm bảo đảm việc chấp hành kỷ cương, kỷ luật hành chính;

+ Đề nghị các bộ, ngành, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các cơ quan, tổ chức liên quan báo cáo t́nh h́nh thực hiện các văn bản pháp luật, các văn bản chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;

+ Được yêu cầu cung cấp tài liệu, số liệu và các văn bản liên quan hoặc tham dự các cuộc họp, làm việc của các bộ, ngành, cơ quan và Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để nắm t́nh h́nh, phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

- Về công tác cán bộ

Cán bộ, công chức Văn pḥng Chính phủ phải là các chuyên gia am hiểu về chuyên môn, nghiệp vụ và tổ chức bộ máy của cơ quan chuyên ngành mà ḿnh theo dơi, phụ trách và được áp dụng chế độ, chính sách đặc thù theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Văn pḥng Chính phủ được đề nghị Thủ tướng Chính phủ quyết định điều động cán bộ, công chức có phẩm chất chính trị, tŕnh độ chuyên môn, nghiệp vụ cao ở các bộ, ngành, cơ quan, địa phương về công tác tại Văn pḥng Chính phủ.

Các Bộ, ngành, cơ quan, địa phương có trách nhiệm tạo điều kiện để cán bộ, công chức có phẩm chất chính trị, tŕnh độ chuyên môn, nghiệp vụ cao được thuyên chuyển công tác về Văn pḥng Chính phủ khi có yêu cầu của cấp thẩm quyền.

b) Theo dự thảo Nghị định mới, Văn pḥng Chính phủ có 10 nhiệm vụ, quyền hạn theo các lĩnh vực công tác chủ yếu sau đây:

- Tham mưu tổng hợp, giúp Chính phủ.

- Tham mưu, giúp Thủ tướng Chính phủ.

- Bảo đảm thông tin.

- Bảo đảm công tác hậu cần, kỹ thuật.

- Tổ chức nghiên cứu, xây dựng các đề án, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao.

- Quản lư, tổ chức việc phát hành các văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và ban hành các văn bản thuộc thẩm quyền của Văn pḥng Chính phủ theo quy định của pháp luật.

- Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về công tác văn pḥng đối với các Văn pḥng bộ, ngành, Văn pḥng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

- Quản lư về tổ chức bộ máy, biên chế; thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đăi ngộ, khen thưởng đối với cán bộ, công chức.

- Quản lư tài chính, tài sản, các dự án, công tác nghiên cứu khoa học theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao.

3. Về tổ chức bộ máy (Điều 3)

Hiện tại Văn pḥng Chính phủ có 24 đơn vị (gồm 18 vụ, 02 cục, Ban Xây dựng Pháp luật, Pḥng Công báo) và 02 Trung tâm (Trung tâm Thông tin báo chí và Trung tâm Tin học). Ngoài ra, nếu tính cả Website Chính phủ th́ hiện tại Văn pḥng Chính phủ có 25 đầu mối tổ chức.

Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn trên đây, thực hiện ư kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ (tại buổi họp chiều ngày 16 tháng 01 năm 2008) việc sắp xếp các đơn vị, cụ thể như sau:

a) Các đơn vị ổn định, không hợp nhất hoặc sẽ có điều chỉnh nhỏ về nhiệm vụ, quyền hạn giữa các đơn vị, gồm 07 tổ chức sau: Vụ Kinh tế tổng hợp, Vụ Đổi mới doanh nghiệp, Vụ Quan hệ quốc tế, Vụ Nội chính, Vụ Hành chính, Cục Hành chính-Quản trị II, Trung tâm Tin học.

b) Các đơn vị hợp nhất

- Hợp nhất với Vụ Công nghiệp, Vụ Nông nghiệp và Vụ Dầu khí thành Vụ Kinh tế ngành.

Các lĩnh vực: công nghiệp, xây dựng cơ bản, giao thông vận tải, bưu chính, viễn thông, nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, diêm nghiệp, đất đai, tài nguyên nước, thủy lợi và dầu khí... là lĩnh vực kinh tế chuyên ngành, có mối quan hệ hữu cơ, gắn bó mật thiết với nhau trong tổng thể chung về hạ tầng của đất nước. Việc tổ chức lại Vụ Công nghiệp, Vụ Nông nghiệp và Vụ Dầu khí thành Vụ Kinh tế ngành nhằm thống nhất một đầu mối về theo dơi các lĩnh vực kinh tế ngành.

- Hợp nhất Vụ Xử lư khiếu nại, tố cáo (Vụ II) và Vụ Theo dơi công tác chống tham nhũng, buôn lậu và gian lận thương mại (Vụ I) thành Vụ Theo dơi Khiếu nại, tố cáo.

Các lĩnh vực theo dơi công tác khiếu nại, tố cáo và pḥng, chống tham nhũng, buôn lậu có mối quan hệ chặt chẽ về chuyên môn, nghiệp vụ và trong thực tế có nhiều công việc có sự chồng lấn, giao thoa giữa 2 vụ. V́ vậy, việc hợp nhất 2 đơn vị thành Vụ Theo dơi Khiếu nại, tố cáo là hợp lư, nhằm giảm đầu mối tổ chức.

- Hợp nhất 2 vụ, Vụ Khoa giáo và Vụ Văn xă thành Vụ Khoa giáo-Văn xă.

Các lĩnh vực về: khoa học cơ bản, khoa học tự nhiên, khoa học xă hội và nhân văn, giáo dục, văn hóa-thông tin, lao động-thương binh và xă hội, y tế, thể dục, thể thao có mối quan hệ chặt chẽ, mật thiết về chuyên môn. Việc hợp nhất Vụ Khoa giáo và Vụ Văn xă thành Vụ Khoa giáo-Văn xă là nhằm tập trung một đầu mối trong theo dơi cơ chế, chính sách về văn hóa, thể thao, du lịch, khoa học, công nghiệp, giáo dục, môi trường.

- Chuyển chức năng, nhiệm vụ và tổ chức của Vụ III và Trung tâm Thông tin báo chí vào Vụ Tổng hợp (trừ công tác thư viện, lưu trữ tư liệu, ấn phẩm).

Vụ Tổng hợp có chức năng, nhiệm vụ giúp Bộ trưởng, Chủ nhiệm xây dựng và quản lư chương tŕnh, kế hoạch công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, gắn với chương tŕnh công tác của Quốc hội, Ủy  ban Thường vụ Quốc hội, Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể Trung ương và việc cung cấp thông tin, điểm báo, phục vụ họp báo của Thủ tướng Chính phủ. Việc chuyển chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm Thông tin báo chí, Vụ III vào Vụ Tổng hợp là nhằm tập trung một đầu mối tổng hợp, xây dựng chương tŕnh công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ với biên tập các báo cáo và cung cấp thông tin báo chí, điểm báo của Văn pḥng Chính phủ.

- Hợp nhất Vụ Theo dơi các lĩnh vực công tác phía Nam (Vụ IV) và Vụ Địa phương thành Vụ Địa phương v́ Vụ IV hiện chỉ làm nhiệm vụ theo dơi, tổng hợp, phân tích, kiến nghị nhưng không chủ tŕ thẩm tra, tŕnh Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giải quyết công việc cụ thể của từng địa phương; đồng thời, bổ sung thêm nhiệm vụ theo dơi chung về công tác Hội đồng nhân dân.

- Hợp nhất Pḥng Công báo và bộ phận công tác thư viện, tư liệu của Trung tâm Thông tin báo chí vào Vụ Hành chính và giữ nguyên tên gọi Vụ Hành chính.

Hoạt động Công báo gắn với việc phát hành các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, công tác tiếp nhận và phát hành văn bản của Văn pḥng Chính phủ và công tác thư viện, lưu trữ các tư liệu, ấn phẩm. Việc hợp nhất Pḥng Công báo và bộ phận công tác thư viện, tư liệu của Trung tâm Thông tin báo chí với Vụ Hành chính nhằm tập trung đầu mối công việc, giảm tổ chức đầu mối.

c) Các đơn vị tổ chức lại, đổi tên và thành lập mới.

- Thành lập Vụ Tổ chức nhà nước và Công vụ trên cơ sở các bộ phận cấu thành sau: bộ phận theo dơi về bộ máy nhà nước, bộ phận thi đua khen thưởng nhà nước, Văn pḥng Ban Cán sự Đảng thuộc Vụ Tổ chức cán bộ và Vụ Cải cách hành chính để giúp Bộ trưởng, Chủ nhiệm theo dơi về: công tác tổ chức bộ máy nhà nước, cán bộ, công chức, cải cách hành chính; tổng hợp t́nh h́nh công tác chung của Bộ Nội vụ.

- Giữ nguyên Vụ Nội chính và bổ sung thêm nhiệm vụ giúp Bộ trưởng, Chủ nhiệm để giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phối hợp công tác với Ṭa án nhân dân tối cao và Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.

- Chuyển Ban Xây dựng pháp luật thành Vụ Pháp chế.

Theo Quy chế làm việc của Chính phủ ban hành kèm theo Nghị định số 179/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007, Văn pḥng Chính phủ chịu trách nhiệm thẩm tra về hồ sơ, quy tŕnh, thủ tục và những vấn đề có ư kiến khác nhau đối với các dự án luật, pháp lệnh do các bộ, cơ quan, tổ chức liên quan tŕnh Chính phủ. Việc chuyển Ban Xây dựng pháp luật thành Vụ Pháp chế là cần thiết và phù hợp với quy định tại Điều 7 Nghị định số 122/NĐ-CP ngày 18 tháng 5 năm 2004 của Chính phủ.

Tách Cục Quản trị - Tài vụ thành Cục Quản trị và Vụ Tài vụ nhằm bảo đảm tính độc lập, khách quan trong thanh toán, đấu thầu mua sắm tài sản, quản lư cơ sở vật chất của Chính phủ và Văn pḥng Chính phủ. Giao Cục Quản trị quản lư cơ sở vật chất kỹ thuật và được giao giúp Bộ trưởng, Chủ nhiệm theo dơi, chỉ đạo các đơn vị sự nghiệp phía Bắc, gồm: Trung tâm Hội nghị Quốc tế, Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Nhà khách 37 Hùng Vương, Nhà khách La Thành) và Cục Hành chính – Quản trị tại thành phố Hồ Chí Minh quản lư cơ sở vật chất kỹ thuật và được giao giúp Bộ trưởng, Chủ nhiệm theo dơi, chỉ đạo các đơn vị sự nghiệp phía Nam, gồm: Hội trường Thống Nhất và Nhà khách Tao Đàn. Đồng thời, các đơn vị sự nghiệp này đặt trực thuộc Văn pḥng Chính phủ để bảo đảm quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo quy định tại Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ.

- Thành lập mới Vụ Tài vụ để thực hiện chức năng quản lư tài chính của đơn vị cấp Bộ theo quy định của pháp luật.

- Thành lập mới Vụ Biên tập văn kiện, gồm các cán bộ giỏi biên tập để giúp Bộ trưởng, Chủ nhiệm làm đầu mối biên tập các văn bản, bài phát biểu, báo cáo quan trọng của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Các công việc của Ban Biên tập do Thủ tướng và các Phó Thủ tướng Chính phủ giao.

- Tổ chức lại Website Chính phủ thành Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, với 3 chức năng cơ bản của trang Website, Trung tâm tích hợp dữ liệu và kết nối các dịch vụ công để phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và cung cấp thông tin cho công chúng theo quy định của pháp luật.

- Tách Văn pḥng Ban Quản lư các dự án ra khỏi Vụ Quan hệ quốc tế. Khi có nhu cầu và có nhà tài trợ th́ Bộ trưởng, Chủ nhiệm sẽ quyết định thành lập Ban Quản lư dự án và Ban Quản lư đó sẽ giải thể sau khi kết thúc các hoạt động của dự án.

4. Các đầu mối tổ chức theo dự thảo Nghị định mới, bao gồm:

a) Các vụ, cục, đơn vị như sau:

- Vụ Tổng hợp.

- Vụ Biên tập văn kiện.

- Vụ Pháp chế.

- Vụ Kinh tế tổng hợp.

- Vụ Kinh tế ngành.

- Vụ Đổi mới doanh nghiệp.

- Vụ Quan hệ quốc tế.

- Vụ Nội chính.

- Vụ Theo dơi Khiếu nại, tố cáo.

- Vụ Địa phương.

- Vụ Khoa giáo-Văn xă.

- Vụ Tổ chức nhà nước và Công vụ.

- Vụ Tổ chức cán bộ.

- Vụ Hành chính.

- Vụ Tài vụ.

- Cục Quản trị.

- Cục Hành chính-Quản trị tại thành phố Hồ Chí Minh.

Vụ Hành chính, Vụ Tổ chức cán bộ, Cục Quản trị, Cục Hành chính-Quản trị có cấp pḥng.

b) Các đơn vị sự nghiệp

- Cổng Thông tin Điện tử Chính phủ.

- Trung tâm Tin học.

c) Bộ trưởng, Chủ nhiệm tŕnh Thủ tướng quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cổng Thông tin điện tử Chính phủ và danh sách các đơn vị sự nghiệp khác thuộc Văn pḥng Chính phủ.

Theo dự thảo Nghị định này, Văn pḥng Chính phủ có 19 đơn vị (giảm 06), gồm: 15 vụ, 2 cục, 02 đơn vị sự nghiệp (hiện tại có 25 đơn vị, gồm: 19 vụ, 2 trung tâm, 2 cục, 1 pḥng và Website Chính phủ).

5. Trách nhiệm và hiệu lực thi hành (Điều 4 và Điều 5).

Kính tŕnh Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho ư kiến chỉ đạo (kèm theo là dự thảo Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn pḥng Chính phủ thay thế Nghị định số 18/2003/NĐ-CP)./.

 Nơi nhận:

- Như trên;

- Các Phó Thủ tướng (để báo cáo);

- Các Bộ: Nội vụ, Tư pháp;

- BTCN, các Phó Chủ nhiệm;

- Các Vụ, Cục, đơn vị và Website CP;

- Lưu: VT, TCCB (7b). 80

BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM

 

(Đă kư)

 

Nguyễn Xuân Phúc